13 thg 7, 2015

Thời buổi lạm phát thì người đi vay có lợi.


Trong khi nền kinh tế lạm phát thì người đi vay sẽ là người có lợi.

Bài viết theo quan điểm cá nhân cũng như kiến thức về kinh tế có giới hạn nên rất mong nhận được nhiều sự đóng góp của mọi người.
Từ năm 2014 trở về đây, thì chỉ số lạm phát của Việt Nam đang ở mức thấp khoảng 7% và có thể chấp nhận được so với từ 2014 trở về trước thì chỉ số lạm phát của Việt Nam là từ 2 con số. Một số lý do có thể hiểu được vì sao con số này lại ở mức thấp trong những năm gần đây:
- Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa cho dù chỉ số này xuống thấp vẫn không lơi là và thiếu kiểm soát.
- Công tác quản lý điều hành giá được chú trọng.
- Chỉ số CPI thường chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố đó là: Chi phí đẩy, cầu kéo, tiền tệ - tín dụng và tâm lý. 4 yếu tố này đang dần được làm tốt hơn cả về mặt đối nội và đối ngoại, thêm vào đó thị trường tiền tệ bắt đầu đi vào ổn định, không còn cảnh các ngân hàng cạnh tranh không minh bạch làm cho việc tăng trưởng dư nợ tín dụng giảm mạnh, tính thanh khoản của ngân hàng thương mại ngày càng được cải thiện...

Lạm phát thấp - Ai được gì và sẽ mất gì?
Vấn đề gì nó cũng có 2 mặt, và việc kìm hãm sự gia tăng lạm phát đã mang lại rất nhiều cơ hội cũng như lợi ích dành cho người tiêu dùng, nhưng sâu xa hơn nữa thì nó cũng chưa hẳn là một tín hiệu đáng mừng.
1. Lợi ích của chỉ số lạm phát thấp: Lạm phát thấp mang lại niềm vui cho người tiêu dùng vì có thể bớt được các khoản phí, thuế. Các nhà đầu tư, kinh doan thì có thể an tâm hơn trong sản xuất kinh doanh và thương mại. Các nhà hoach định chính sách, quản lý, điều hành vĩ mô thì có thể dễ dàng hơn trong việc tạo điều kiện, tháo gỡ và hỗ trợ cho những khó khăn mà sản xuất, thị trường nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn.
2, Mặt trái của sự việc: Việt thắt chặt và kìm hãm chỉ số lạm phát bằng chính sách thắt chặt tiền tệ đã vô tình đẩy những nhà đầu tư, kinh doanh đến bờ vực phá sản vì thiếu vốn, đơn giản là tại Việt Nam thì sự phụ thuộc về nguồn vốn của các Doanh nghiệp đối với các Ngân hàng thương mại là rất lớn, và lúc này lại xuất hiện một vòng luẩn quẩn: Doanh nghiệp không có vốn đầu tư - Nhà nước bị giảm nguồn thu ngân sách - Ngân hàng thương mại lại hoạt động không hiệu quả. Kiềm chế lạm phát đôi khi còn dẫn đến việc phát triển kinh tế dưới tiềm năng và hệ lụy về sau có thể mất cân đối cung - cầu hàng hóa và tạo ra lạm phát vì thiếu cung. Và khi đó kinh tế Việt Nam lại không thể phát triển hoặc phát triển tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Lạm phát giảm sẽ làm cho sức mua không còn sôi động, người tiêu dùng thì có tâm lý chờ đợi giảm giá, doanh nghiệp thì ngừng đầu tư và mở rộng quy mô, nhân sự để tiết kiệm chi phí. Doanh số và nguồn thu thuế ngày càng giảm và hao hụt. Nếu nguồn thu thuế hao hụt thì ngân sách sẽ giảm, khi đó Chính phủ lại thiếu vốn để đầu tư, trả nợ, hoặc thực hiện các cải cách thúc đẩy nền kinh tế.

Việt Nam đang áp dụng công cụ nào để kiềm chế lạm phát ?
Quay trở lại 4 yếu tố giúp cho chỉ số lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây thấp là: Chi phí đẩy, cầu kéo, tiền tệ - tín dụng và tâm lý. Nhưng tìm hiểu sâu hơn thì chúng ta có thể thấy rằng, Chính phủ đang dùng quá nhiều các công cụ hành chính trong điều hành giá và kiềm chế lạm phát và tất nhiên là cách này sẽ không bền vững, bấp bênh và mang tính đối phó, thời vụ... và điều này cũng không mang lại hiệu quả gì cho nền kinh tế mà ngược lại còn làm cho "sức khỏe" của nền kinh tế không được cải thiện và phát triển, vì thế nếu lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý, cách thức quản lý phù hợp thì chắc chắn sẽ có lợi hơn cho tăng trưởng kinh tế và ngược lại, nếu lạm phát quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế.

Nếu lạm phát cao thì người đi vay sẽ có lợi gì ?
Trước tiên phải nói đến vấn đề nếu lạm phát cao thì lãi suất đi vay sẽ cao và chủ trương của chính phủ lại muốn thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, nếu ngay khi lạm phát còn đang ở mức thấp mà nhà đầu tư đang có kế hoạch trong việc sản xuất, kinh doanh hoặc mở rộng quy mô tổ chức thì có thể tiếp cận các nguồn vốn vay của các Ngân hàng thương mại, sau này nếu lạm phát có tăng cao song song với việc đồng tiền mất giá thì người đi vay chỉ trả những khoản tiền nếu so với thời gian vay thì giá trị nó sẽ thấp hơn. Với những cá nhân tổ chức đang có kế hoạch kinh doanh trong thời gian sắp tới thì có thể mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn để nắm bắt cơ hội của thị trường cũng như nền kinh tế hiện tại.

Ngân hàng Quốc tế VIB hiện đang có chương trình ưu đãi lãi suất cho vay dành cho cá nhân và Doanh nghiệp nhỏ, thông tin chi tiết về lãi suất cho vay tham khảo thêm tại: Bảng so sánh các gói lãi suất cho vay Ngân hàng Quốc tế VIB
Sơn Hoàng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vay chính đáng- Ngân hàng quốc tế VIB !

Offer Products